Truy cập

Hôm nay:
22
Hôm qua:
42
Tuần này:
109
Tháng này:
4982
Tất cả:
489263

Ý kiến thăm dò

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 XÃ TƯỢNG LĨNH

Ngày 07/10/2020 14:56:28

Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất năm đầu 2021 xã Tượng Lĩnh

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ TƯỢNG LĨNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU 2021 XÃ TƯỢNG LĨNH


- Căn cứ Luật tổ chức tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015

- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Căn cứ Nghị Định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Căn cứ Thông Tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;

- Căn cứ Thông Tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Căn cứ Quyết Định số 1980/2009/QĐ-TTg ngày ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Căn cứ các Quyết Định của UBND tỉnh Thanh Hóa: Số 1415/QĐ- UBND ngày 03/05/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bộ tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Căn cứ Công văn số 1931/UBND-TN ngày 04/9/2020 của UBND huyện Nông Cống về việc rà soát lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu 2021 huyện Nông Cống.

PHẦN THỨ NHẤT

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý:

Tượng Lĩnh là xã bán sơn địa, nằm về phía Đông Nam của huyện Nông Cống, cách trung tâm huyện khoảng 12 km, có ranh giới tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Trường Sơn, xã Tượng Văn, xã Trường Minh;

+ Phía Nam giáp xã Tượng Sơn và xã Anh Sơn huyện Tĩnh Gia;

+ Phía Đông giáp xã Tương Văn;

+ Phía Tây giáp xã Thăng Bình.

Xã có tuyến Tỉnh lộ 512 kéo dài chạy qua địa bàn dài khoảng 3 km, cùng với các tuyến đường huyện lộ nối với Tỉnh lộ 525 kéo dài, Sao Vàng –Nghi Sơn đã đi vào hoạt động và các tuyến đường liên thôn tương đối đồng bộ, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương trong và ngoài huyện.

2. Địa hình, địa mạo:

Là một xã thuộc vùng bán sơn địa nên địa hình tương đối phức tạp, độ chênh lệch về độ cao tương đối lớn, nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gây khó khăn cho việc kiến thiết đồng ruộng và thâm canh cây trồng.

3. Thủy văn:

Tượng Lĩnh là xã có địa hình tương đối phức tạp, hệ thống thủy văn được phân bố rãi rác, ngoài ra còn hệ thống ao hồ nhỏ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Nước ngầm: nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là khai thác nước ngầm thông qua giếng khơi, giếng khoan. Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã nông, tương đối sạch, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

4. Nguồn tài nguyên đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên là: 855.71 ha, trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp là: 620.60 ha ( trong đó đất trồng lúa là: 359.90 ha); được phân thành 02 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit (đất hình thành tại chỗ) đã canh tác lâu đời nên tính chất có nhiều biến đổi.

- Nhóm đất phi nông nghiệp là: 181.13 ha (trong đó đất ở tại nông thôn là 23.14 ha);

- Nhóm đất chưa sử dụng là: 53.98 ha (bao gồm đất bằng chưa sử dụng 28.32 ha; núi đá không có rừng cây là 25.66 ha).

5. Nguồn tài nguyên rừng:

Xã Tượng Lĩnh có 111.50 ha rừng trồng phòng hộ và rừng sản xuất, cây trồng chủ yếu là cây keo và bạch đàn, cùng với một số loại cây bụi tự nhiên khác. Đất lâm nghiệp chủ yếu đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng ổn định lâu dài, tạo nguồn thu nhập tương đối lớn cho các hộ dân khi thu hoạch, đồng thời tạo cảnh quan, môi trường sống cho nhân dân trong vùng.

II- ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Dân số và lao động:

Toàn xã có 4357 nhân khẩu, tổng số hộ là 1154 hộ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%.

- Tổng số lao động là 3140 người, chiếm 70% dân số toàn xã, trong đó:

+ Nông lâm, thủy sản là 2198 người, chiếm 70% tổng số lao động;

+ Lao động phi nông nghiệp, công nhân viên chức... là 942 người, chiếm 30% tổng số lao động.

2. Các ngành kinh tế:

Trong năm qua, kinh tế của xã có mức tăng trung bình, khoảng 10,5%, ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ có bước tăng trưởng, đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã phát triển, tốc độ đô thị hóa khu vực trung tâm xã diễn ra nhanh.

Cơ cấu kinh tế trong năm 2017 - 2018:

+ Nông lâm, thủy sản: 30,8%;

+ Công nghiệp, TTCN - xây dựng: 36,4%;

+ Thương mại - dịch vụ: 32,8%.

- Việc làm và thu nhập:

+ Số Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản vẫn chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của xã, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, chưa theo hướng tập trung, sản xuất hành hóa, kinh tế trang trại chưa phát triển mạnh.

+ Ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đang trên đà phát triển với các hoạt động chủ yếu như buôn bán, xây dựng dân dụng, nghề mộc... đang dần đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đảm bảo đời sống của người lao động.

Nhìn chung, kinh tế của xã hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đang dần phát triển, thu nhập đầu người đạt trên 13 triệu đồng/người/năm.

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của xã, chưa khẳng định được thế mạnh. Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, thời tiết diễn biến phức tạp, lao động chủ yếu là thủ công làm cho năng suất và sản lượng không ổn định, khả năng khai thác đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, giá trị sản phẩm / 1 ha đạt chưa cao so với tiềm năng, tình trạng manh mún, tự phát chưa được khắc phục. Trong những năm qua, tuy xã đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu cứng hóa đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, song tỷ lệ đạt còn thấp so với tiêu chí NTM; ngân sách xã còn hạn hẹp, chưa đủ khả năng đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại địa phương.

3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng:

- Công sở và các công trình phụ trợ:

Công sở xã có diện tích 2808 m2, gồm hệ thống nhà làm việc kiên cố 2 tầng, trung tâm học tập cộng đồng xã 01 tầng, bán kiên cố. Các công trình quy mô, diện tích và chất lượng gần đạt chuẩn NTM.

Thời gian tới cần quy hoạch xây dựng mới khu nhà làm việc để đảm bảo đủ số phòng làm việc theo quy định.

- Hệ thống giao thông:

Tượng Lĩnh là xã có hệ thống giao thông đường bộ tương đối mở, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội, gồm các tuyến sau:

+ Đường Tỉnh lộ 512b, và 525 b chạy qua xã dài khoảng 3,0 km;

+ Đường Sao Vàng – Nghi Sơn chạy qua 2,5 km.

+ Đường liên thôn, ngõ xóm đã bê tông hóa đạt trên 70%, còn lại chủ yếu là đường cấp phối; đường nội đồng đa số chưa được cứng hóa.

Nhìn chung, hệ thống giao thông của xã cơ bản đã phù hợp về số lượng, nhưng chất lượng còn hạn chế, trong thời gian tới cần nâng cấp các tuyến đường để đạt được tiêu chí xã NTM.

- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi toàn xã gồm:

+ Hệ thống tiêu lũ: chủ yếu tiêu lũ theo hình thức tự chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam về hệ thống sông, suối;

+ Kênh tưới: Hệ thống các kênh mương nội đồng đáp ứng một phần nhu cầu tưới tiêu của xã.

Hệ thống mương nội đồng một phần đã được cứng hóa, các hệ thống mương cơ bản đáp ứng được tưới, tiêu trong sản xuất, thời gian tới cần tập trung cứng hóa và nâng cấp để phục vụ tốt hơn cho sản xuất và sinh hoạt.

- Hệ thống trường học gồm có các trường, THCS Tượng Lĩnh và trường tiểu học, trường mầm non cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trong xã.

- Trạm y tế, bưu điện văn hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và thông tin liên lạc của nhân dân trong xã.

PHẦN THỨ HAI

I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2011-2020.

Trong thời kỳ 2011- 2021 xã Tượng Lĩnh đã thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Hằng năm căn cứ vào Quy hoạch xã Đã đăng ký kế hoạch sử dụng đất hàng năm và đã thực hiện triệt để.

Năm 2018 thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020. Xã Tượng Lĩnh căn cứ tình hình nhiệm vụ đã xin điều chỉnh bổ sung một số công trình dự án cho phù hợp với sự phát triển chung của huyện.

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020.

Thời kỳ 2011-2020 trên địa bàn xã đã thực hiện được 04 điểm quy hoạch chi tiết khu dân cư cụ thể:

1- MBQH số 01/2013. tổng diện tích QH: 11.847,7 m2

Trong đó: Đất ở 10.126,5 m2; đất CTKT : 1.721,2 m2

2- MBQH số 02/2017 tổng diện tích QH: 11.249 m2

Trong đó: Đất ở 7.748 m2; đất CTKT 3.501 m2

3- MBQH số 02/2018 tổng diện tích QH 9.053 m2

Trong đó: Đất ở 7.201 m2; đất CTKT 1.852 m2

4- MBQH số 07/2019 tổng diện tích QH 11.179,8 m2

Trong đó: Đất ở 8.822,5 m2; đất CTKT 2.357,3 m2

Và các điểm mặt bằng xây dựng mới có 04 điểm, với diện tích quy hoạch 12.000 m2 (Gồm nhà văn hóa 4 thôn xã Tượng Lĩnh)

II- KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2020

Xã Tượng Lĩnh đã lập kế hoạch sử dụng đất bổ sung trình UBND huyện Nông Cống, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất để đấu giá quyền sử dụng đất ở cho nhân dân năm 2020 với tổng diện tích 1,5 ha và đã được UBND tỉnh phê duyệt, hiện tại đang làm các thủ tục thu hồi đất, phương án đấu giá và dự kiến sẽ thông báo bán hồ sơ cho nhân dân để đấu giá 66 lô đất trong quy hoạch được duyệt vào cuối tháng 9 năm 2020. Trong thời kỳ 2011-2020 xã Tượng Lĩnh không có công trình dự án không thực hiện được để chuyển sang các năm tiếp theo.

PHẦN THỨ BA

NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ TƯỢNG LĨNH

TRONG THỜI KỲ 2021-2030

Năm 2020 xã Tượng Lĩnh đã đấu mối với Trung tâm tư vấn Quy hoạch , thị trường và chiến lược phát triển Nông Nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp Thanh Hóa để lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống đến năm 2030. Hiện nay đã hoàn thiện hồ sơ đang trình UBND huyện phê duyệt.

Căn cứ vào hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Tượng Lĩnh đến năm 2030. UBND xã xác định nhu cầu sử dụng đất để lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021- 2030 như sau:

. Quy hoạch sử dụng đất xã Tượng Lĩnh đến năm 2030

* Đối với đất mở mới và xây dựng mở rộng điểm dân cư mới

* Quy hoạch vị trí các điểm dân cư mới

Quy hoạch các điểm dân cư mới tại các thôn trong giai đoạn 2021 -2030 với diện tích 12,6 ha được bố trí cụ thể như sau:

Bảng 1: Quy hoạch vị trí các điểm dân cư mới

STT

Số tờ

Diện tích quy hoạch (ha)

Lấy vào đất

Vị trí QH

1

3

0,58

LUC

Đầm Trối, Nga Long

2

3

2,13

LUC

Cồn Chuối, Nga Long

3

3

1,09

LUC

Cồn Chuối trong, thôn Nga Long

4

11,12

1,56

LUC

Cồn Quan, Nhuyễn Phú Lâm

5

4

0,25

LUC

Đồng Ham Dưới, thôn Thọ Long

6

4

3,43

LUC

Đồng Ham Dưới, thôn Nga Long

7

8

1,51

LUC

Đồng Mý, thôn Nga Long

8

8

0,81

LUC

Đồng Mý, thôn Vĩnh Quang

9

7

0,39

LUC

Giữa đồng, thôn Nhuyễn Phú Lâm

10

7

0,72

LUC

Dọc dù, thôn Nhuyễn Phú Lâm

11

4

0,04

BHK

Đồng Ham Dưới, thôn Nga Long

12

3

0,07

NTS

Cồn Chuối, thôn Nga Long

13

4

0,01

DGT

Đồng Ham Dưới, thôn Thọ Long

14

4

0,001

BCS

Đồng Ham Dưới ,thôn Nga Long

15

8

0,004

BCS

Đồng Mý, thôn Nga Long

16

1

0,42

LUC

Đầu cầu Nga Long

Tổng

16,02

(chi tiết số thửa có phụ biểu kèm theo)

2. Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng, dịch vụ

Trung tâm xã tập trung các công trình như: trụ sở hành chính xã, khu trường học, khu văn hóa thể thao, khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh, … được bố trí ở khu vực trung tâm, đảm bảo đi lại thuận tiện, kết nối chặt chẽ với các khu vực dân cư các thôn, khu vực sản xuất, các điểm văn hóa, thể thao, giải trí của xã và các thôn.

3. Định hướng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và các thôn cũ

- Kế thừa hiện trạng phân bố dân cư và phù hợp với quy hoạch mạng lưới phân bố dân cư của khu vực lớn hơn có liên quan;

- Phát triển được một lượng dân cư thích hợp theo dự báo, thuận lợi cho tổ chức các công trình công cộng thiết yếu như nhà trẻ, trường phổ thông cơ sở, cơ sở dịch vụ...;

4. Định hướng tổ chức các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề, khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp

4.1. Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp

* Quy định chung áp dụng theo thông tư 22/2019/TT-BXD:

* Bổ sung quy hoạch giai đoạn 2020 – 2030

- Tăng 0,06 ha tại thôn Nhuyễn Phú Lâm làm đất sản xuất kinh doanh được lấy từ đất nhà văn hóa

- Diện tích đất cụm công nghiệp đến năm 2030 là 14,49 ha trong đó Diện tích đất cụm công nghiệp tăng thêm là 12,44 ha tại thôn Nga Long, cụ thể:

Bảng 2: Vị trí quy hoạch cụm công nghiệp Tượng Lĩnh

STT

Số tờ

Diện tích quy hoạch

Lấy vào đất

Xứ đồng, thôn

1

1

6,03

LUC

Cồn Bừng, Nga Long

2

1

6,32

LUC

Mặt Nạy, Nga Long

3

1

0,005

CLN

Mặt Nạy, Nga Long

4

1

0,005

BCS

Mặt Nạy, Nga Long

5

1

0,08

NTD

Mặt Nạy, Nga Long

Tổng

12,44

4.2. Khu vực thương mại, dịch vụ, làng nghề

Đến năm 2030 diện tích đất Thương mại – Dịch vụ là 2,19 ha trong đó Quy hoạch đất thương mại dịch vụ tăng thêm là 2,09 ha tại Cồn Bừng, thôn Nga Long;

4.3. Khu vực sản xuất nông nghiệp

Quy hoạch giai đoạn 2021 -2030 bố trí quy hoạch vùng trồng lúa cá tại xứ đồng Ngoài Cò và Đồng Ngang thôn Vĩnh Quang với diện tích 74,96 ha trong đó Đối với diện tích đất lúa hiện trạng 47,33 ha không chuyển đổi mục đích sử dụng. Diện tích còn lại được chuyển đổi sang hình thức cá – lúa cụ thể là:

Bảng 3: Vị trí Quy hoạch vùng lúa cá xã Tượng Lĩnh

STT

Số tờ

Diện tích quy hoạch (ha)

Lấy vào đất

Xứ đồng, thôn

1

9,10

3,24

BHK

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

2

14,15

2,61

BHK

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

3

9,10

5,19

BCS

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

4

13,14,15

10,01

BCS

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

5

9,10

1,34

MNC

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

6

13,14

5,24

MNC

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

Tổng

27,63

Quy hoạch vùng rau an toàn và cây dược liệu theo hình thức luân canh tăng vụ không chuyển đổi mục đích sử dụng đất với diện tích 8,97 ha tại thôn Nhuyễn Phú Lâm.

Bảng 4: Vị trí quy hoạch vùng rau an toàn, cây dược liệu

STT

Số tờ

Diện tích quy hoạch (ha)

Lấy vào đất

Xứ đồng, thôn

1

11

8,89

LUC

Đá Mò, thôn Nhuyễn Phú Lâm

2

11

0,081

BHK

Đá Mò, thôn Nhuyễn Phú Lâm

Tổng

8.97

II. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Đất nông nghiệp

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2019 diện tích đất nông nghiệp của xã là 616,63 ha, trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 diện tích đất nông nghiệp giảm 10,48 ha xuống còn 606,15 ha.

Cụ thể:

- Chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp:

Đất trồng cây hàng năm sang đất lúa: 5,85 ha

- Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là 19,71 ha.

STT

Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp

NNP/PNN

19,71

1.1

Đất trồng lúa

LUA/PNN

19,65

1.2

Đất trồng cây hàng năm

HNK/PNN

0,009

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN/PNN

0,005

1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS/PNN

0,05

- Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn là 12,59 ha.

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất ở nông thôn

NNP/ONT

12.59

1.1

Đất trồng lúa

LUA/ONT

12,48

1.2

Đất trồng cây hàng năm

HNK/ONT

0,04

1.3

Đất NTTS

NTS/ONT

0,07

- Chuyển đổi đất khác sang đất nông nghiệp là 21,79 ha

1

Chuyển đổi đất khác sang đất nông nghiệp

21,79

1.1

Đất bằng chưa sử dụng sang đất lúa

BCS/LUA

15,21

1.2

đất mặt nước chuyên dùng sang đất lúa

MNC/LUA

6,58

1.1. Điều chỉnh quy hoạch đất trồng lúa

Diện tích đất trồng lúa của xã hiện có 390,85 ha. Trong thời gian tới sẽ chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp để phát triển hạ tầng, xây dựng cụm công nghiệp,..

Đến năm 2030 diện tích đất trồng lúa giảm 4,46 ha, trong đó:

Chu chuyển giảm 32,1 ha. Cụ thể:

- Chuyển sang nhóm đất phi nông nghiêp: 19,62 ha;

- Chuyển sang đất ở là: 12,48 ha;

Chu chuyển tăng27,64 ha. Cụ thể:

- Đất bằng chưa sử dụng chuyển sang: 15,21 ha

- Đất cây hàng năm chuyển sang: 5,85

- Đất mặt nước chuyên dùng chuyển sang: 6,58

Như vậy đến năm 2030 diện tích đất trồng lúa còn lại là 386,39 ha.

1.2. Điều chỉnh quy hoạch đất trồng cây hàng năm khác.

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác hiện có 15 ha, trong kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 xã chuyển 1 phần đất trồng cây hàng năm khác sử dụng vào các mục đích trồng lúa – cá; chuyển sang đất phi nông nghiệp và đất ở để tăng hiệu quả sử dụng đất và phát triển kinh tế phù hợp hơn.

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm trong kỳ: 5,89 ha

Trong đó:

- Chuyển sang đất trồng lúa – cá: 5,85 ha;

- Chuyển sang đất thủy lợi : 0,006 ha;

- Chuyển sang đất giao thông: 0,003 ha;

- Chuyển sang đất ở: 0,035 ha;

Như vậy đến năm 2030 Diện tích đất trồng cây hàng năm là 9,11 ha.

1.3. Điều chỉnh quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hiện có 32,99 ha trong kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 xã chuyển một phần đất NTTS sang đất ở với diện tích 0,07 ha và chuyển sang đất giao thông 0,05 ha.

Như vậy đến năm 2030 diện tích đất nuôi trồng thủy sản còn 33,87 ha giảm 0,12 ha so với năm 2021.

Các loại đất nông nghiệp khác được giữ ổn định trong giai đoạn từ 2020 - 2030

2. Đất phi nông nghiệp

Giai đoạn 2020 – 2030 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 25,7 ha trong đó:

Cộng tăng 32,27 ha, cụ thể:

1

Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp

NNP/PNN

19,68

1.1

Đất trồng lúa

LUA/PNN

19,62

-

Đất lúa chuyển sang cụm công nghiệp

LUA/SKN

12,35

-

Đất lúa chuyển sang TM – DV

LUA/TMD

2,09

-

Chuyển sang đất thể thao

LUA/DTT

1,11

-

Chuyển sang đất thủy lợi

LUA/DTL

0,48

-

Chuyển sang đất giao thông

LUA/DGT

3,59

1.2

Đất trồng cây hàng năm

HNK/PNN

0,009

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN/PNN

0,005

1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS/PNN

0,05

2

Đất nông nghiệp chuyển sang đất ở nông thôn

NNP/ONT

12,59

3.1

Đất trồng lúa

LUA/ONT

12,48

3.2

Đất trồng cây hàng năm

HNK/ONT

0,04

3.3

Đất NTTS

NTS/ONT

0,07

Cộng giảm:

- Chuyển từ đất mặt nước chuyên dùng sang đất lúa cá: 6,58 ha

Như vậy đến năm 2030 diện tích đất phi nông nghiệp là 172,58 ha tăng 25,7 ha so với năm 2020.

2.1. Đất sản xuất vật liệu xây dựng

Đến năm 2030 đất sản xuất vật liệu xây dựng là 0,06 ha tăng 0,06 ha do đất văn hóa chuyển sang;

2.2. Đất thương mại dịch vụ

Đến năm 2030 đất thương mại dịch vụ là 2,16 ha tăng 2,09 ha do đất lúa chuyển sang;

2.3. Đất cụm công nghiệp

Đến năm 2030 diện tích đất cụm công nghiệp trên địa bàn xã là 14,49 ha, trong đó đất hiện trạng là đất sản xuất kinh doanh nằm trong cụm công nghiệp là 2,05 ha Như vây đến năm 2030 diện tích đất cụm công nghiệp tăng thêm là 12,44 ha. Diện tích tăng thêm này được lấy từ đất lúa 12,35 ha; đất bằng chưa sử dụng và đất cây lâu năm tổng là 0,01 ha và đất nghĩa trang 0,08 ha.

2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đến năm 2030 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 19,98 ha giảm 0,08 ha so với năm 2021 do chuyển sang đất cụm công nghiệp.

2.5. Đất mặt nước chuyên dùng

Đến năm 2030 diện tích đất mặt nước chuyên dùng là 17,13 ha giảm 6,58 ha so với năm 2021 do chuyển sang đất lúa cá.

2.6. Đất phát triển hạ tầng

Đến năm 2030 diện tích đất hạ tầng là 112,85 ha tăng 5,17 ha so với năm 2021; trong đó đất giao thông tăng 3,79 ha; đất thủy lợi tăng 0,32 ha; đất thể thao tăng 1,05 ha; đất giáo dục tăng 0,07 ha và đất văn hóa giảm 0,06 ha.

Các loại đất khác được giữ ổn định trong giai đoạn 2021 -2030.

3. Đất chưa sử dụng

Giai đoạn 2021 – 2030 diện tích đất chưa sử dụng giảm 15,22 ha chuyển từ đất chưa sử dụng sang đất ở 0,006 ha; chuyển sang đất cụm công nghiệp 0,005ha, chuyển sang đất lúa cá 15,21 ha.

4. Đất ở nông thôn

Giai đoạn 2021 – 2030 diện tích đất ở nông thôn tăng 12,6 ha lên 41,29 ha vào năm 2030. Trong đó: đất nông nghiệp chuyển sang là 12,59 ha; đất phi nông nghiệp (đất giao thông) là 0,006 ha và đất bằng chưa sử dụng 0,006 ha.

Bảng 5: Biến động sử dụng đất xã Tượng Lĩnh giai đoạn 2021 – 2030

TT

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2030

Biến động tăng (+) giảm (-)

Tổng diện tích đất tự nhiên

855,71

855,71

0

1

Đất nông nghiệp

NNP

616,63

606,15

-10,48

1.1

Đất lúa

LUA

390,85

386,39

-4,46

1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

0

1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

15

9,11

-5,89

1.4

Đất trồng cây lâu năm

CLN

66,3

66,3

0

1.5

Đất rừng phòng hộ

RPH

67,97

67,97

0

1.7

Đất rừng sản xuất

RSX

43,53

43,53

0

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

32,99

32,87

-0,12

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

188,16

213,86

25,7

2.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

28,69

41,29

12,6

2.2

Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp

CTS

0,47

0,47

0

2.3

Đất quốc phòng

CQP

0

2.4

Đất an ninh

CAN

0

2.5

Đất khu, cụm công nghiệp

SKN

12,44

12,44

2.6

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

SKC

2,04

2,04

0

2.7

Đất sản xuất vật liệu xây dựng

SKX

0,06

0,06

2.8

Đất thương mại dịch vụ

TMD

0,07

2,16

2,09

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

0,14

0,14

0

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

18,55

18,47

-0,08

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

23,71

17,13

-6,58

2.13

Đất sông, suối

SON

6,81

6,81

0

2.14

Đất phát triển hạ tầng

DHT

107,68

112,85

5,17

2.15.1

Đất giao thông

DGT

79,81

83,6

3,79

2.15.2

Đất thuỷ lợi

DTL

20,06

20,37

0,31

2.15.3

Đất công trình năng lượng

DNL

0,15

0,15

0

2.15.4

Đất bưu chính viễn thông

DBV

0,03

0,03

0

2.15.5

Đất cơ sở văn hóa

DVH

2,25

2,19

-0,06

2.15.6

Đất cơ sở y tế

DYT

0,29

0,29

0

2.15.7

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

2,16

2,23

0,07

2.15.8

Đất cơ sở thể dục - thể thao

DTT

2,94

3,99

1,05

3

Đất chưa sử dụng

CSD

50,92

35,7

-15,22

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

25,26

10,04

-15,22

3.2

Núi đá không có rừng cây

NCS

25,66

25,66

0

III. QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP

1. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp

1.1.Trồng trọt

a) Đối với cây lúa

Năm 2030 tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 640 ha năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha, sản lượng đạt 4.160 tấn/năm. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nhu cầu tiêu dùng trong xã; đồng thời tạo ra một lượng sản phẩm hàng hoá có chất lượng, hiệu quả cao nhằm cung cấp cho thị trường ở các vùng lân cận.

b) Đối với cây rau và cây dược liệu:

Đến năm 2030, diện tích trồng rau và cây dược liệu tăng thêm là 8,97 ha so với năm 2021. Diện tích tăng thêm tập trung chủ yếu tại thôn Nhuyễn Phú Lâm

Đến năm 2030, tổng sản lượng đạt 527 tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trên địa bàn

c) Phát triển dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm

1.2. Chăn nuôi

a) Định hướng phát triển chăn nuôi

b) Điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi

Đàn gia súc: quy hoạch đến năm 2030 đàn gia súc sẽ tăng khoảng 25-30% lên 1.900 con chủ yếu là đàn lợn.

+ Hướng bố trí chăn nuôi: Chủ yếu chăn nuôi theo hình thức gia trại tại hộ gia đình theo hướng phát triển chăn nuôi lợn lai, lợn ngoại với tỷ lệ nạc cao.; kết hợp phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại tổng hợp theo hướng lợn – gia cầm

Đàn gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm tại tất cả các thôn trong xã. Áp dụng biện pháp nuôi thâm canh tập trung, phát triển đàn gà lông màu, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi gia cầm.

+ Bố trí sản xuất: dự kiến mở rộng quy mô cả về số lượng và chất lượng đàn trong đó gà, vịt là vật nuôi chủ lực, chăn nuôi ngan duy trì với số lượng ít phù hợp với điều kiện tự nhiên. Đến năm 2030 tổng đàn đạt 89 nghìn con tăng 42 nghìn con so với năm 2020, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2020-2030 đạt 7,4%/năm;

+ Hướng bố trí vùng chăn nuôi tập trung: Phát triển tại các hộ gia đình, chăn nuôi trang trại tổng hợp lợn – gia cầm; lúa – cá – gia cầm;

c) Trang trại sinh thái lúa –cá kết hợp không chuyển đổi mục đích sử dụng đất

STT

Theo quy hoạch đến năm 2030

Vị trí

Diện tích

(ha)

1

Đồng Ngang thôn Vĩnh Quang

29,08

2

Đồng Ngoài Cò thôn Vĩnh Quang

18,25

Tổng

47,33

d) Trang trại sinh thái lúa - cá có chuyển mục đích sử dụng đất

STT

Số tờ

Diện tích quy hoạch (ha)

Lấy vào đất

Vị trí

1

9,10

3,24

BHK

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

2

14,15

2,61

BHK

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

3

9,10

5,19

BCS

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

4

13,14,15

10,01

BCS

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

5

9,10

1,34

MNC

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

6

13,14

5,24

MNC

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

Tổng

27,63

Quy hoạch phát triển trang trại, gia trại lúa - cá kết hợp mở rộng đến năm 2030 là 74,96 ha; vị trí tại Đồng Ngang và Đồng Ngoài Cò thôn Vĩnh Quang.

Như vậy, đến năm 2030 diện tích trang trại được mở rộng là 74,96 ha so với năm 2020.

2. Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp

Tiếp tục duy trì và phát triển diện tích rừng hiện có. Giai đoạn 2021 -2030 giữ ổn định diện tích đất lâm nghiệp tại địa phương.

3. Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất thủy sản

Đến năm 2030 diện tích đất nuôi trồng thủy sản còn 32,87 ha giảm 0,12 ha so với năm 2020, trong đó:

- Chuyển sang đất ở 0,07 ha;

- Chuyển sang đất giao thông 0,05 ha tại Cồn Chuối thôn Nga Long.

Nuôi thủy sản kết hợp: Tiếp tục chuyển đổi diện tích ruộng trũng năng suất thấp sang nuôi thủy sản với mô hình trang trại tổng hợp. Xác định việc mở rộng quy mô diện tích nuôi thủy sản ruộng trũng là mục tiêu quan trọng của việc tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng trong những năm tới. Đến năm 2030 có 74,96 ha diện tích lúa cá được phát triển trên đất lúa theo kiểu lúa cá kết hợp.

- Giải pháp phát triển, tiêu thụ sản phẩm

+ Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; hình thành các kênh phân phối hàng thủy sản từ người sản xuất, doanh nghiệp đến các chợ, siêu thị;

+ Nâng cao năng lực của lực lượng khuyến nông địa phương, thực hành tập huấn cho người dân về kỹ thuật về cách chọn giống, chăm sóc và phòng trừ bệnh cho thủy sản.

+ Giữ gìn và đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi, không làm ôi nhiễm môi trường nước.

+ Xây dựng mối liên kết giữa Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, các hợp tác xã cùng và doanh nghiệp cùng phối hợp trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Nhận rộng các mô hình nuôi thủy sản kết hợp với gia cầm để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

IV. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Hệ thống giao thông

Trong giai đoạn 2021 – 2030 bố trí quy hoạch mở rộng đường giao thông và xây dựng đường giao thông tại các khu dân cư mới tăng thêm 3.84 ha được lấy từ đất nông nghiệp, đất thủy lợi và đất thể thao. Cụ thể:

LUC:

3,59 ha

BHK:

0,003 ha

NTS:

0,046 ha

DTL:

0,17 ha

DTT:

0,03 ha

Đồng thời giảm diện tích đất giao thông 0,053 ha do chuyển đổi sang đất ở 0,006 ha và đất giáo dục 0,047 ha;

Như vậy đến năm 2030 diện tích đất giao thông tăng 3,79 ha so với năm 2021.

2. Hệ thống thủy lợi

- Nhìn chung hệ thống kênh mương của xã đã được nâng cấp cải tạo và xây mới khá kiên cố, trên 70% số kênh mương được cứng hóa và đạt chuẩn NTM. Vì vậy trong thời gian tới, xã cần tiếp tục duy trì bảo dưỡng hệ thống kênh mương và trạm bơm, kết hợp với nạo vét lòng mương, kênh đảm bảo tiêu thoát nước hiệu quả.

- Đối với đập Đồng Viễn hiện đã cũ và xuống cấp vì vậy trong thời gian tới cần được chú trọng đầu tư, nâng cấp để đảm bảo giữ nước khi mùa lũ đến.

- Quy hoạch đến năm 2030 mở rộng diện tích thủy lợi lên 0,49 ha tại 4 thôn Nga Long, Nhuyễn Phú Lâm, Thọ Long và Vĩnh Quang được lấy từ:

Đất lúa: 0,48 ha

Đất bằng trồng cây hàng năm: 0,006 ha

Đất bằng chưa sử dụng: 0,003

- Đồng thời nhằm phục vụ cho việc mở rộng tuyến đường giao thông nên một phần diện tích đất thủy lợi được chuyển sang đất giao thông cụ thể: chuyển 0,17 ha đất thủy lợi tại thôn Nhuyễn Phú Lâm sang đất giao thông.

Như vậy đến năm 2030 diện tích đất thủy lợi tăng thêm là 0,32 ha so với năm 2020.

3. Hệ thống điện

* Điều chỉnh quy hoạch hệ thống cấp điện xã Tượng Lĩnh

- Dự kiến nhu cầu điện sinh hoạt đến năm 2030

- Quy mô dân số đến năm 2030 là 5.165 khẩu.

- Tiêu chuẩn cấp điện: 150 W/người.

- Công suất tính toán điện sinh hoạt:

Psh­­­ ­­­­­tt = 150 x 5.165 khẩu = 774,75 Kw

- Hệ thống công suất trung bình lấy 0,85.

+ Công suất tính toán cho phần sinh hoạt:

Ssh­­­ ­­­­­tt = 774,75/0,85 = 911,47 Kw

+ Điện năng cung cấp cho các nhu cầu khác: tưới tiêu, chiếu sáng, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tạm tính bằng 40% điện sinh hoạt:

Skhác­­­ ­­­­­tt = 911,47 x 0,4 = 364,6 Kw

+ Điện năng cung cấp cho cụm công nghiệp tượng lĩnh với quy mô 8,12 ha: 8,12 x140 = 1.136 Kw

- Tổng công suất cần thiết là:

S = 911,47 + 364,6 + 1.136 = 2.412,87 Kw

4. Hệ thống cấp nước

4.1. Yêu cầu và tiêu chuẩn áp dụng

4.2. Điều chỉnh quy hoạch hệ thống cấp nước

- Nhu cầu nước của Tượng Lĩnh

Bao gồm nước sạch cho sinh hoạt, nước sạch cho chăn nuôi, cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn trên địa bàn xã.

Bảng 6: Tính toán sơ bộ nhu cầu nước sạch xã Tượng Lĩnh đến năm 2030

Đối tư­ợng dùng nước

Năm 2030

Quy mô

Tiêu chuẩn (lít/ng/ngày)

Nhu cầu Q (m3/ngày)

1. Nước sinh hoạt

5.165

60

309,9

2. Nước DV công cộng=10%NSH

30,99

3. Nước sản xuất

102,27

Chăn nuôi = 25% NSH

77,48

TTCN = 8% NSH

24,79

4. Nước cho cụm công nghiệp=20m3/ha/ngày đêm

8.12

162,4

Tổng cộng:

605,56

- Nguồn nước:

Trong thời gian tới với việc xây dựng nhà máy nước sạch Thăng Thọ, Tượng Lĩnh sẽ lấy nước sạch từ Nhà máy nước này qua xã Thăng Bình để cung cấp cho người dân thông qua hệ thống đường ống dẫn theo trục đường giao thông hiện trạng và trục đường quy hoạch đất ở tại các khu dân cư mới.

5. Thoát nước thải, vệ sinh môi trường

Quy hoạch hệ thống thoát nước

Nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư của xã Tượng Lĩnh sau khi xử lý sẽ được theo các mương dẫn nước thải đổ ra hệ thống tiêu thoát nước chung của xã.

Mương rãnh dẫn nước thải thường được thiết kế chạy dọc theo đường giao thông, kết hợp cả tiêu thoát nước thải và tiêu thoát nước mưa.

Phương án thoát nước: Với các điểm dân cư tập trung cần xây hệ thống mương nắp đan thu nước sau đó dẫn ra các kênh tiêu và đổ ra kênh thoát, còn các điểm dân cư thưa thớt thiếu tập trung trước mắt vẫn sử dụng phương pháp thẩm thấu có biện pháp xử lý triệt để đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

6. Quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

6.1. Quản lý chất thải rắn

6.2. Nghĩa trang

* Yêu cầu điều chỉnh quy hoạch nghĩa trang

* Điều chỉnh quy hoạch nghĩa trang

Đến năm 2030 diện tích đất nghĩa trang là 19,98 ha giảm 0,08 ha so với năm 2020 do chuyển sang đất cụm công nghiệp tại xứ đồng Mặt Nạy, thôn Nga Long.

V. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

1. Hiện trạng điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội

1.1. Hiện trạng môi trường tự nhiên

Như đã phân tích trong phần thực trạng cảnh quan môi trường trên địa bàn xã Tượng Lĩnh nhìn chung được đánh giá là xanh – sạch – đẹp; mỗi người dân đều có ý thức trong việc trồng cây xanh tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sống xung quanh; chất lượng nguồn nước, không khí vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên đối với việc quy hoạch đến năm 2030 diện tích đất ở mới được quy hoạch tăng thêm 12,48 ha cùng với việc xây dựng cụm công nghiệp Tượng Lĩnh trên địa bàn xã là 8,12 ha chủ yếu lấy từ đất lúa sẽ làm thay đổi đáng kể hiện trạng về môi trường của xã.

1.2. Đánh giá tác động môi trường

- Trong thời gian tới, các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ tăng nhanh nên lượng chất thải từ sản xuất do đó mà cũng tăng lên, rất dễ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đặc biệt chú ý đến làng nghề, cụm công nghiệp Tượng Lĩnh, các nhà máy may và các trai trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do đó cần có những giải pháp quản lý, ngăn chặn và phòng ngừa hữu hiệu, triệt để nhằm đáp ứng nhu cầu vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường xanh - sạch - đẹp phục vụ du lịch sinh thái, giử gìn bản sắc dân tộc, đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng dân cư.

1.2.1. Môi trường không khí

Bao gồm bụi, khí và tiếng ồn từ các hoạt động san lấp mặt bằng để xây dựng công trình công cộng đường giao thông, xây dựng các khu dân cư mới và phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng cho cụm công nghiệp; từ các phương tiện giao thông chở vật liệu xây dựng; các phương tiện đi lại quá tải do lực lượng lao động đổ về các nhà máy may, cụm công nghiệp ngày càng lớn.

1.2.2. Môi trường nước

- lượng lao động đổ về đông hơn, các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng nước tăng do đó nếu không được sử dụng hợp lý sẽ làm suy giảm nguồn nước.

- Đi cùng với việc dân số tăng, hoạt động sản xuất phát triển với các ngành nghề may mặc, làng nghề, cụm công nghiệp dẫn đến việc lượng nước thải ra môi trường lớn hơn. Do vậy nếu không được giám sát chặt chẽ sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.

1.2.3. Môi trường đất và cảnh quan

Việc san ủi đất phục vụ xây dựng các khu dân cư mới và cụm công nghiệp làm thay đổi chế độ chảy của nước mặt, do đó sẽ làm ảnh hưởng tới lớp đất trồng trọt và canh tác xung quanh đó nếu như các giải pháp về thoát nước không được tính kỹ càng.

Đối với cụm công nghiệp nước thải từ khu vực đang thi công có thể làm giảm chất lượng đất xung quanh, gây ảnh hưởng đến trồng trọt của người dân.

Tuy nhiên việc xây dựng khu dân cư mới, hệ thống đường giao thông cũng như cụm công nghiệp cũng sẽ góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống cho người nông dân.

2. Các giải pháp khắc phục

- Các cơ sở sản xuất chế biến công nghiệp phải được xử lý trong hàng rào theo quy chuẩn trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

- Về nguồn thải bao gồm nước thải, chất thải phải được giám sát chặt chẽ, thu gom triệt để, xử lý đúng theo quy trình của nhà nước trước khi thải ra môi trường.

- Chăn nuôi nhỏ lẻ trong các khu dân cư dần được chuyển thành các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư để thuận lợi cho thu gom và xử lý nguồn thải trước khi thải ra môi trường.

- Yêu cầu các cơ sở làng nghề, các công ty may mặc, hộ sản xuất kinh doanh, chăn nuôi gia súc phải viết cam kết bảo đảm vệ sinh môi trường đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm;

- Đối với lượng phương tiện chở nguyên vật liệu phục vụ quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại cụm công nghiệp Tượng Lĩnh cần yêu cầu ban quản lý giám sát các xe chở đảm bảo được bao chắn, phủ bạt kỹ càng tránh rơi đất đá trên đường di chuyển.

- Cách ly khu xây dựng cụm công nghiệp với các khu vực khác bằng hàng rào bạt; bố trí các dải cây xanh để giảm thiểu sự lan tỏa của bụi, tiếng ồn và khí thải.

- Làm ẩm khu vực xây dựng bằng cách thường xuyên phun nước nhằm lượng bụi bị cuốn theo gió và phân tán trong khu vực.

- Xây dựng hệ thống thoát nước một cách phù hợp; kết hợp trồng cây xanh quanh các khu vực xây dựng nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đồng thời hạn chế lượng khói bụi, tiếng ồn.

VI. DỰ KIẾN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Bảng 7: Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư

Số TT

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI

Quy mô đầu tư (ha)

Thời gian đầu tư

1

Mở rộng khuôn viên trường mầm non

0,07

2020-2025

2

Mở rộng sân vận động của xã

1,05

2020-2025

3

Mở rộng nâng cấp đường giao thông xã và khu dân cư mới

3,84

2020-2025

4

Mở rộng nâng cấp hệ thống thủy lợi, cải tạo nâng cấp đập Đồng Vễn

0,49

2020-2025

5

Bổ sung hệ thống đường ống nước sạch

2020-2025

6

Hỗ trợ phát triển mô hình lúa cá

77,6

2020-2030

7

Hỗ trợ phát triển vùng rau an toàn, cây dược liệu

8,97

2020-2030

8

Làm mới hệ thống điện của khu dân cư mới

2020 -2025

2. Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện

Giai đoạn 2020 – 2030 tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án dự kiến đạt 23,81 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách nhà nước (vốn của huyện, xã) là 15,2 tỷ đồng chiếm 63,84% và vốn huy động xã hội hóa là 8,61 tỷ đồng chiếm 36,16%.

Các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu là về hệ thống cơ sở hạ tầng, nước sạch và hệ thống điện cho người dân và một số dự án về phát triển một số ngành nghề nông nghiệp có thế mạnh của địa phương.

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền, đề cao vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng

Nâng cao chất lượng hoạt động, vai trò, mối quan hệ của cá nhân tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền, xác định rõ vai trò của tổ chức trong xây dựng nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Điều chỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của mỗi đoàn thể chính trị theo nhiệm vụ mới cho phù hợp, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất thông suốt của Đảng bộ đối với chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội – ANQP nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.

2. Giải pháp về quản lý đất đai

- Xây dựng đề án giao đất, cho thuê diện tích đất, mặt nước cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để phát triển kinh tế.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, dịch vụ, .. đầu tư vào xã.

- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở yên tâm đầu tư sản xuất.

- Kêu gọi đầu tư các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn.

3. Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất

3.1. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Tăng cường, hộ trợ hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Cần định hướng cho nông dân phát huy thế mạnh về sản xuất, vốn đối ứng và giống cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của địa phương. Trong đó tập trung vào hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm, linh hoạt trong xử lý về điều kiện thời tiết cũng như dịch bệnh, tập trung đầu tư và nhân rộng mô hình có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện địa phương, ít chịu rủi ro của thời tiết, dịch bệnh và triển khai sản xuất đúng thời vụ.

Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. tạo sự liên kết giữa nông dân với nông dân và nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi, phân phối lợi ích hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi sản xuất. Xây dựng xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho người dân.

3.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của hộ gia đình, cá nhân cụ thể:

+ Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ nông-lâm nghiệp. Thường xuyên đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo cho lao động nông thôn, xây dựng các chương trình dạy nghề nông nghiệp tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế nông nghiệp, nông thôn của địa phương.

+ Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các hộ nông dân, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Đào tạo bằng nhiều hình thức như mở lớp tại địa phương, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật…với sự tổ chức hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn như Phòng kinh tế, Hội Nông dân, trung tâm khuyến nông…

+ Tăng cường dạy nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động.

- Chú trọng đến đào tạo chất lượng, áp dụng vào thực tiễn ngay trên đồng ruộng và trong quá trình sản xuất, không chạy theo số lượng.

Ngoài ra để đảm bảo việc thực hiện quy hoạch mang lại hiệu quả và tiết kiệm cần đội ngũ lãnh đạo có năng lực, trách nhiệm cao vì vậy cần tăng cường bổ sung kiến thức kỹ thuật cho cán bộ chính quyền địa phương.

4. Giải pháp về thu hút đầu tư

- Thu hút nguồn lực từ bên ngoài

+ Tăng cường huy động nguồn vốn doanh nghiệp cần có các biện pháp tháo gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt liên quan đến các điểm nghẽn về đầu vào (mặt bằng sản xuất, nhân lực, nguyên nhiên vật liệu và năng lượng, khoa học công nghệ, chính sách thuế…) và đầu ra của sản xuất (thị trường tiêu thụ, vận chuyển hàng hóa, thủ tục hành chính, thương hiệu và bảo vệ quyền sáng chế…). Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nhà ở… nhằm thu hút nguồn lực vào đầu tư phát triển. Tuyên truyền vận động biểu dương khen thưởng các điển hình trong dân cư thực hành tiết kiệm, bỏ vốn sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải xã hội, làm giàu cho bản thân và gia đình. Đồng thời có biện pháp hỗ trợ về phương hướng sản xuất, kỹ thuật, thị trường,… để người dân đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

+ Tăng cường huy động vốn của người dân xa quê: Chính quyền cơ sở, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã nên có sự kết nối kêu gọi lòng hảo tâm của con em xa quê, hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho địa phương, đóng góp sức mình vào việc thay đổi bộ mặt của quê hương. Bên cạnh đó, cũng cần kêu gọi sự ủng hộ sức người, sức của trong đông đảo quần chúng nhân dân đang công tác, sinh sống địa phương, đặc biệt những người có điều kiện kinh tế, nhiệt tình muốn đóng góp cho sự nghiệp xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh.

- Phát triển nội lực bên trong: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của xã, huyện; khuyến khích tiết kiệm trong tiêu dùng dành cho đầu tư phát triển. Rà soát, quản lý chặt chẽ việc thực hiện định mức, chế độ chi tiêu; đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mục đích có hiệu quả; tiết kiệm chi hành chính; tăng cường ngân sách cho đầu tư phát triển

5. Giải pháp về thông tin tuyên truyền

Tăng cường tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Từ đó huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân tham gia giữ gìn, duy trì và phát huy, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đạt được, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo

Thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, chú trọng hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân,…

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên là quần chúng nhân dân về mục đích, nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện quy hoạch.

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực tiễn, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng phối hợp tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, đặc biệt đối với các thôn, xã; tăng cường thời lượng phản ánh tin, bài viết về hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới của các tổ chức, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả và những mô hình, điển hình tiên tiến; Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình của xã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ đạo nhân rộng. Kịp thời biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa với việc biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới và tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các xã trong huyện và trên toàn tỉnh.

VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Việc Quy hoạch sử dụng đất xã Tượng Lĩnh ý có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế chung của địa phương, là tiền đề để xây dựng một nông thôn mới theo hướng CNH – HĐH, có một nền sản xuất hàng hóa bền vững. Nhằm từng bước đưa xã Tượng Lĩnh trở thành một xã trọng điểm của huyện Nông Cống về phát triển công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp hàng hóa đặc biệt là sản phẩm rau an toàn.

Việc QHSD đất của xã sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM phát triển bền vững, tạo điều kiện sớm triển khai các quy hoạch trên thực tế phù hợp hơn, phát huy hết thế mạnh tiềm năng của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đảm bảo đem lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân nông thôn

Sản phẩm hoàn thành sẽ là căn cứ quan trọng, là kim chỉ nam cho lãnh đạo và nhân dân trong xã cùng nhau phấn đấu từng bước để đạt được những mục tiêu mà quy hoạch đã đề ra.

Việc quy hoạch được thông qua cũng là cơ sở để các cơ quan ban ngành trong huyện, tỉnh làm căn cứ để chỉ đạo, và xây dựng các trương trình phát triển kinh tế cho xã Tượng Lĩnh nói riêng và toàn huyện Nông Cống nói chung.

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG LĨNH

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030 XÃ TƯỢNG LĨNH

Đăng lúc: 07/10/2020 14:56:28 (GMT+7)

Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất năm đầu 2021 xã Tượng Lĩnh

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ TƯỢNG LĨNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2021-2030

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU 2021 XÃ TƯỢNG LĨNH


- Căn cứ Luật tổ chức tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015

- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Căn cứ Nghị Định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Căn cứ Thông Tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;

- Căn cứ Thông Tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Căn cứ Quyết Định số 1980/2009/QĐ-TTg ngày ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Căn cứ các Quyết Định của UBND tỉnh Thanh Hóa: Số 1415/QĐ- UBND ngày 03/05/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bộ tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Căn cứ Công văn số 1931/UBND-TN ngày 04/9/2020 của UBND huyện Nông Cống về việc rà soát lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu 2021 huyện Nông Cống.

PHẦN THỨ NHẤT

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý:

Tượng Lĩnh là xã bán sơn địa, nằm về phía Đông Nam của huyện Nông Cống, cách trung tâm huyện khoảng 12 km, có ranh giới tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Trường Sơn, xã Tượng Văn, xã Trường Minh;

+ Phía Nam giáp xã Tượng Sơn và xã Anh Sơn huyện Tĩnh Gia;

+ Phía Đông giáp xã Tương Văn;

+ Phía Tây giáp xã Thăng Bình.

Xã có tuyến Tỉnh lộ 512 kéo dài chạy qua địa bàn dài khoảng 3 km, cùng với các tuyến đường huyện lộ nối với Tỉnh lộ 525 kéo dài, Sao Vàng –Nghi Sơn đã đi vào hoạt động và các tuyến đường liên thôn tương đối đồng bộ, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương trong và ngoài huyện.

2. Địa hình, địa mạo:

Là một xã thuộc vùng bán sơn địa nên địa hình tương đối phức tạp, độ chênh lệch về độ cao tương đối lớn, nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gây khó khăn cho việc kiến thiết đồng ruộng và thâm canh cây trồng.

3. Thủy văn:

Tượng Lĩnh là xã có địa hình tương đối phức tạp, hệ thống thủy văn được phân bố rãi rác, ngoài ra còn hệ thống ao hồ nhỏ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Nước ngầm: nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là khai thác nước ngầm thông qua giếng khơi, giếng khoan. Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã nông, tương đối sạch, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

4. Nguồn tài nguyên đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên là: 855.71 ha, trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp là: 620.60 ha ( trong đó đất trồng lúa là: 359.90 ha); được phân thành 02 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit (đất hình thành tại chỗ) đã canh tác lâu đời nên tính chất có nhiều biến đổi.

- Nhóm đất phi nông nghiệp là: 181.13 ha (trong đó đất ở tại nông thôn là 23.14 ha);

- Nhóm đất chưa sử dụng là: 53.98 ha (bao gồm đất bằng chưa sử dụng 28.32 ha; núi đá không có rừng cây là 25.66 ha).

5. Nguồn tài nguyên rừng:

Xã Tượng Lĩnh có 111.50 ha rừng trồng phòng hộ và rừng sản xuất, cây trồng chủ yếu là cây keo và bạch đàn, cùng với một số loại cây bụi tự nhiên khác. Đất lâm nghiệp chủ yếu đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng ổn định lâu dài, tạo nguồn thu nhập tương đối lớn cho các hộ dân khi thu hoạch, đồng thời tạo cảnh quan, môi trường sống cho nhân dân trong vùng.

II- ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Dân số và lao động:

Toàn xã có 4357 nhân khẩu, tổng số hộ là 1154 hộ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%.

- Tổng số lao động là 3140 người, chiếm 70% dân số toàn xã, trong đó:

+ Nông lâm, thủy sản là 2198 người, chiếm 70% tổng số lao động;

+ Lao động phi nông nghiệp, công nhân viên chức... là 942 người, chiếm 30% tổng số lao động.

2. Các ngành kinh tế:

Trong năm qua, kinh tế của xã có mức tăng trung bình, khoảng 10,5%, ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ có bước tăng trưởng, đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã phát triển, tốc độ đô thị hóa khu vực trung tâm xã diễn ra nhanh.

Cơ cấu kinh tế trong năm 2017 - 2018:

+ Nông lâm, thủy sản: 30,8%;

+ Công nghiệp, TTCN - xây dựng: 36,4%;

+ Thương mại - dịch vụ: 32,8%.

- Việc làm và thu nhập:

+ Số Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản vẫn chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của xã, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, chưa theo hướng tập trung, sản xuất hành hóa, kinh tế trang trại chưa phát triển mạnh.

+ Ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đang trên đà phát triển với các hoạt động chủ yếu như buôn bán, xây dựng dân dụng, nghề mộc... đang dần đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đảm bảo đời sống của người lao động.

Nhìn chung, kinh tế của xã hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đang dần phát triển, thu nhập đầu người đạt trên 13 triệu đồng/người/năm.

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của xã, chưa khẳng định được thế mạnh. Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, thời tiết diễn biến phức tạp, lao động chủ yếu là thủ công làm cho năng suất và sản lượng không ổn định, khả năng khai thác đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, giá trị sản phẩm / 1 ha đạt chưa cao so với tiềm năng, tình trạng manh mún, tự phát chưa được khắc phục. Trong những năm qua, tuy xã đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu cứng hóa đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, song tỷ lệ đạt còn thấp so với tiêu chí NTM; ngân sách xã còn hạn hẹp, chưa đủ khả năng đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại địa phương.

3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng:

- Công sở và các công trình phụ trợ:

Công sở xã có diện tích 2808 m2, gồm hệ thống nhà làm việc kiên cố 2 tầng, trung tâm học tập cộng đồng xã 01 tầng, bán kiên cố. Các công trình quy mô, diện tích và chất lượng gần đạt chuẩn NTM.

Thời gian tới cần quy hoạch xây dựng mới khu nhà làm việc để đảm bảo đủ số phòng làm việc theo quy định.

- Hệ thống giao thông:

Tượng Lĩnh là xã có hệ thống giao thông đường bộ tương đối mở, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội, gồm các tuyến sau:

+ Đường Tỉnh lộ 512b, và 525 b chạy qua xã dài khoảng 3,0 km;

+ Đường Sao Vàng – Nghi Sơn chạy qua 2,5 km.

+ Đường liên thôn, ngõ xóm đã bê tông hóa đạt trên 70%, còn lại chủ yếu là đường cấp phối; đường nội đồng đa số chưa được cứng hóa.

Nhìn chung, hệ thống giao thông của xã cơ bản đã phù hợp về số lượng, nhưng chất lượng còn hạn chế, trong thời gian tới cần nâng cấp các tuyến đường để đạt được tiêu chí xã NTM.

- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi toàn xã gồm:

+ Hệ thống tiêu lũ: chủ yếu tiêu lũ theo hình thức tự chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam về hệ thống sông, suối;

+ Kênh tưới: Hệ thống các kênh mương nội đồng đáp ứng một phần nhu cầu tưới tiêu của xã.

Hệ thống mương nội đồng một phần đã được cứng hóa, các hệ thống mương cơ bản đáp ứng được tưới, tiêu trong sản xuất, thời gian tới cần tập trung cứng hóa và nâng cấp để phục vụ tốt hơn cho sản xuất và sinh hoạt.

- Hệ thống trường học gồm có các trường, THCS Tượng Lĩnh và trường tiểu học, trường mầm non cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trong xã.

- Trạm y tế, bưu điện văn hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và thông tin liên lạc của nhân dân trong xã.

PHẦN THỨ HAI

I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2011-2020.

Trong thời kỳ 2011- 2021 xã Tượng Lĩnh đã thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Hằng năm căn cứ vào Quy hoạch xã Đã đăng ký kế hoạch sử dụng đất hàng năm và đã thực hiện triệt để.

Năm 2018 thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020. Xã Tượng Lĩnh căn cứ tình hình nhiệm vụ đã xin điều chỉnh bổ sung một số công trình dự án cho phù hợp với sự phát triển chung của huyện.

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020.

Thời kỳ 2011-2020 trên địa bàn xã đã thực hiện được 04 điểm quy hoạch chi tiết khu dân cư cụ thể:

1- MBQH số 01/2013. tổng diện tích QH: 11.847,7 m2

Trong đó: Đất ở 10.126,5 m2; đất CTKT : 1.721,2 m2

2- MBQH số 02/2017 tổng diện tích QH: 11.249 m2

Trong đó: Đất ở 7.748 m2; đất CTKT 3.501 m2

3- MBQH số 02/2018 tổng diện tích QH 9.053 m2

Trong đó: Đất ở 7.201 m2; đất CTKT 1.852 m2

4- MBQH số 07/2019 tổng diện tích QH 11.179,8 m2

Trong đó: Đất ở 8.822,5 m2; đất CTKT 2.357,3 m2

Và các điểm mặt bằng xây dựng mới có 04 điểm, với diện tích quy hoạch 12.000 m2 (Gồm nhà văn hóa 4 thôn xã Tượng Lĩnh)

II- KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2020

Xã Tượng Lĩnh đã lập kế hoạch sử dụng đất bổ sung trình UBND huyện Nông Cống, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất để đấu giá quyền sử dụng đất ở cho nhân dân năm 2020 với tổng diện tích 1,5 ha và đã được UBND tỉnh phê duyệt, hiện tại đang làm các thủ tục thu hồi đất, phương án đấu giá và dự kiến sẽ thông báo bán hồ sơ cho nhân dân để đấu giá 66 lô đất trong quy hoạch được duyệt vào cuối tháng 9 năm 2020. Trong thời kỳ 2011-2020 xã Tượng Lĩnh không có công trình dự án không thực hiện được để chuyển sang các năm tiếp theo.

PHẦN THỨ BA

NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ TƯỢNG LĨNH

TRONG THỜI KỲ 2021-2030

Năm 2020 xã Tượng Lĩnh đã đấu mối với Trung tâm tư vấn Quy hoạch , thị trường và chiến lược phát triển Nông Nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp Thanh Hóa để lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống đến năm 2030. Hiện nay đã hoàn thiện hồ sơ đang trình UBND huyện phê duyệt.

Căn cứ vào hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Tượng Lĩnh đến năm 2030. UBND xã xác định nhu cầu sử dụng đất để lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021- 2030 như sau:

. Quy hoạch sử dụng đất xã Tượng Lĩnh đến năm 2030

* Đối với đất mở mới và xây dựng mở rộng điểm dân cư mới

* Quy hoạch vị trí các điểm dân cư mới

Quy hoạch các điểm dân cư mới tại các thôn trong giai đoạn 2021 -2030 với diện tích 12,6 ha được bố trí cụ thể như sau:

Bảng 1: Quy hoạch vị trí các điểm dân cư mới

STT

Số tờ

Diện tích quy hoạch (ha)

Lấy vào đất

Vị trí QH

1

3

0,58

LUC

Đầm Trối, Nga Long

2

3

2,13

LUC

Cồn Chuối, Nga Long

3

3

1,09

LUC

Cồn Chuối trong, thôn Nga Long

4

11,12

1,56

LUC

Cồn Quan, Nhuyễn Phú Lâm

5

4

0,25

LUC

Đồng Ham Dưới, thôn Thọ Long

6

4

3,43

LUC

Đồng Ham Dưới, thôn Nga Long

7

8

1,51

LUC

Đồng Mý, thôn Nga Long

8

8

0,81

LUC

Đồng Mý, thôn Vĩnh Quang

9

7

0,39

LUC

Giữa đồng, thôn Nhuyễn Phú Lâm

10

7

0,72

LUC

Dọc dù, thôn Nhuyễn Phú Lâm

11

4

0,04

BHK

Đồng Ham Dưới, thôn Nga Long

12

3

0,07

NTS

Cồn Chuối, thôn Nga Long

13

4

0,01

DGT

Đồng Ham Dưới, thôn Thọ Long

14

4

0,001

BCS

Đồng Ham Dưới ,thôn Nga Long

15

8

0,004

BCS

Đồng Mý, thôn Nga Long

16

1

0,42

LUC

Đầu cầu Nga Long

Tổng

16,02

(chi tiết số thửa có phụ biểu kèm theo)

2. Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng, dịch vụ

Trung tâm xã tập trung các công trình như: trụ sở hành chính xã, khu trường học, khu văn hóa thể thao, khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh, … được bố trí ở khu vực trung tâm, đảm bảo đi lại thuận tiện, kết nối chặt chẽ với các khu vực dân cư các thôn, khu vực sản xuất, các điểm văn hóa, thể thao, giải trí của xã và các thôn.

3. Định hướng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và các thôn cũ

- Kế thừa hiện trạng phân bố dân cư và phù hợp với quy hoạch mạng lưới phân bố dân cư của khu vực lớn hơn có liên quan;

- Phát triển được một lượng dân cư thích hợp theo dự báo, thuận lợi cho tổ chức các công trình công cộng thiết yếu như nhà trẻ, trường phổ thông cơ sở, cơ sở dịch vụ...;

4. Định hướng tổ chức các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề, khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp

4.1. Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp

* Quy định chung áp dụng theo thông tư 22/2019/TT-BXD:

* Bổ sung quy hoạch giai đoạn 2020 – 2030

- Tăng 0,06 ha tại thôn Nhuyễn Phú Lâm làm đất sản xuất kinh doanh được lấy từ đất nhà văn hóa

- Diện tích đất cụm công nghiệp đến năm 2030 là 14,49 ha trong đó Diện tích đất cụm công nghiệp tăng thêm là 12,44 ha tại thôn Nga Long, cụ thể:

Bảng 2: Vị trí quy hoạch cụm công nghiệp Tượng Lĩnh

STT

Số tờ

Diện tích quy hoạch

Lấy vào đất

Xứ đồng, thôn

1

1

6,03

LUC

Cồn Bừng, Nga Long

2

1

6,32

LUC

Mặt Nạy, Nga Long

3

1

0,005

CLN

Mặt Nạy, Nga Long

4

1

0,005

BCS

Mặt Nạy, Nga Long

5

1

0,08

NTD

Mặt Nạy, Nga Long

Tổng

12,44

4.2. Khu vực thương mại, dịch vụ, làng nghề

Đến năm 2030 diện tích đất Thương mại – Dịch vụ là 2,19 ha trong đó Quy hoạch đất thương mại dịch vụ tăng thêm là 2,09 ha tại Cồn Bừng, thôn Nga Long;

4.3. Khu vực sản xuất nông nghiệp

Quy hoạch giai đoạn 2021 -2030 bố trí quy hoạch vùng trồng lúa cá tại xứ đồng Ngoài Cò và Đồng Ngang thôn Vĩnh Quang với diện tích 74,96 ha trong đó Đối với diện tích đất lúa hiện trạng 47,33 ha không chuyển đổi mục đích sử dụng. Diện tích còn lại được chuyển đổi sang hình thức cá – lúa cụ thể là:

Bảng 3: Vị trí Quy hoạch vùng lúa cá xã Tượng Lĩnh

STT

Số tờ

Diện tích quy hoạch (ha)

Lấy vào đất

Xứ đồng, thôn

1

9,10

3,24

BHK

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

2

14,15

2,61

BHK

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

3

9,10

5,19

BCS

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

4

13,14,15

10,01

BCS

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

5

9,10

1,34

MNC

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

6

13,14

5,24

MNC

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

Tổng

27,63

Quy hoạch vùng rau an toàn và cây dược liệu theo hình thức luân canh tăng vụ không chuyển đổi mục đích sử dụng đất với diện tích 8,97 ha tại thôn Nhuyễn Phú Lâm.

Bảng 4: Vị trí quy hoạch vùng rau an toàn, cây dược liệu

STT

Số tờ

Diện tích quy hoạch (ha)

Lấy vào đất

Xứ đồng, thôn

1

11

8,89

LUC

Đá Mò, thôn Nhuyễn Phú Lâm

2

11

0,081

BHK

Đá Mò, thôn Nhuyễn Phú Lâm

Tổng

8.97

II. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Đất nông nghiệp

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2019 diện tích đất nông nghiệp của xã là 616,63 ha, trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 diện tích đất nông nghiệp giảm 10,48 ha xuống còn 606,15 ha.

Cụ thể:

- Chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp:

Đất trồng cây hàng năm sang đất lúa: 5,85 ha

- Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là 19,71 ha.

STT

Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp

NNP/PNN

19,71

1.1

Đất trồng lúa

LUA/PNN

19,65

1.2

Đất trồng cây hàng năm

HNK/PNN

0,009

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN/PNN

0,005

1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS/PNN

0,05

- Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn là 12,59 ha.

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất ở nông thôn

NNP/ONT

12.59

1.1

Đất trồng lúa

LUA/ONT

12,48

1.2

Đất trồng cây hàng năm

HNK/ONT

0,04

1.3

Đất NTTS

NTS/ONT

0,07

- Chuyển đổi đất khác sang đất nông nghiệp là 21,79 ha

1

Chuyển đổi đất khác sang đất nông nghiệp

21,79

1.1

Đất bằng chưa sử dụng sang đất lúa

BCS/LUA

15,21

1.2

đất mặt nước chuyên dùng sang đất lúa

MNC/LUA

6,58

1.1. Điều chỉnh quy hoạch đất trồng lúa

Diện tích đất trồng lúa của xã hiện có 390,85 ha. Trong thời gian tới sẽ chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp để phát triển hạ tầng, xây dựng cụm công nghiệp,..

Đến năm 2030 diện tích đất trồng lúa giảm 4,46 ha, trong đó:

Chu chuyển giảm 32,1 ha. Cụ thể:

- Chuyển sang nhóm đất phi nông nghiêp: 19,62 ha;

- Chuyển sang đất ở là: 12,48 ha;

Chu chuyển tăng27,64 ha. Cụ thể:

- Đất bằng chưa sử dụng chuyển sang: 15,21 ha

- Đất cây hàng năm chuyển sang: 5,85

- Đất mặt nước chuyên dùng chuyển sang: 6,58

Như vậy đến năm 2030 diện tích đất trồng lúa còn lại là 386,39 ha.

1.2. Điều chỉnh quy hoạch đất trồng cây hàng năm khác.

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác hiện có 15 ha, trong kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 xã chuyển 1 phần đất trồng cây hàng năm khác sử dụng vào các mục đích trồng lúa – cá; chuyển sang đất phi nông nghiệp và đất ở để tăng hiệu quả sử dụng đất và phát triển kinh tế phù hợp hơn.

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm trong kỳ: 5,89 ha

Trong đó:

- Chuyển sang đất trồng lúa – cá: 5,85 ha;

- Chuyển sang đất thủy lợi : 0,006 ha;

- Chuyển sang đất giao thông: 0,003 ha;

- Chuyển sang đất ở: 0,035 ha;

Như vậy đến năm 2030 Diện tích đất trồng cây hàng năm là 9,11 ha.

1.3. Điều chỉnh quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hiện có 32,99 ha trong kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 xã chuyển một phần đất NTTS sang đất ở với diện tích 0,07 ha và chuyển sang đất giao thông 0,05 ha.

Như vậy đến năm 2030 diện tích đất nuôi trồng thủy sản còn 33,87 ha giảm 0,12 ha so với năm 2021.

Các loại đất nông nghiệp khác được giữ ổn định trong giai đoạn từ 2020 - 2030

2. Đất phi nông nghiệp

Giai đoạn 2020 – 2030 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 25,7 ha trong đó:

Cộng tăng 32,27 ha, cụ thể:

1

Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp

NNP/PNN

19,68

1.1

Đất trồng lúa

LUA/PNN

19,62

-

Đất lúa chuyển sang cụm công nghiệp

LUA/SKN

12,35

-

Đất lúa chuyển sang TM – DV

LUA/TMD

2,09

-

Chuyển sang đất thể thao

LUA/DTT

1,11

-

Chuyển sang đất thủy lợi

LUA/DTL

0,48

-

Chuyển sang đất giao thông

LUA/DGT

3,59

1.2

Đất trồng cây hàng năm

HNK/PNN

0,009

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN/PNN

0,005

1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS/PNN

0,05

2

Đất nông nghiệp chuyển sang đất ở nông thôn

NNP/ONT

12,59

3.1

Đất trồng lúa

LUA/ONT

12,48

3.2

Đất trồng cây hàng năm

HNK/ONT

0,04

3.3

Đất NTTS

NTS/ONT

0,07

Cộng giảm:

- Chuyển từ đất mặt nước chuyên dùng sang đất lúa cá: 6,58 ha

Như vậy đến năm 2030 diện tích đất phi nông nghiệp là 172,58 ha tăng 25,7 ha so với năm 2020.

2.1. Đất sản xuất vật liệu xây dựng

Đến năm 2030 đất sản xuất vật liệu xây dựng là 0,06 ha tăng 0,06 ha do đất văn hóa chuyển sang;

2.2. Đất thương mại dịch vụ

Đến năm 2030 đất thương mại dịch vụ là 2,16 ha tăng 2,09 ha do đất lúa chuyển sang;

2.3. Đất cụm công nghiệp

Đến năm 2030 diện tích đất cụm công nghiệp trên địa bàn xã là 14,49 ha, trong đó đất hiện trạng là đất sản xuất kinh doanh nằm trong cụm công nghiệp là 2,05 ha Như vây đến năm 2030 diện tích đất cụm công nghiệp tăng thêm là 12,44 ha. Diện tích tăng thêm này được lấy từ đất lúa 12,35 ha; đất bằng chưa sử dụng và đất cây lâu năm tổng là 0,01 ha và đất nghĩa trang 0,08 ha.

2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đến năm 2030 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 19,98 ha giảm 0,08 ha so với năm 2021 do chuyển sang đất cụm công nghiệp.

2.5. Đất mặt nước chuyên dùng

Đến năm 2030 diện tích đất mặt nước chuyên dùng là 17,13 ha giảm 6,58 ha so với năm 2021 do chuyển sang đất lúa cá.

2.6. Đất phát triển hạ tầng

Đến năm 2030 diện tích đất hạ tầng là 112,85 ha tăng 5,17 ha so với năm 2021; trong đó đất giao thông tăng 3,79 ha; đất thủy lợi tăng 0,32 ha; đất thể thao tăng 1,05 ha; đất giáo dục tăng 0,07 ha và đất văn hóa giảm 0,06 ha.

Các loại đất khác được giữ ổn định trong giai đoạn 2021 -2030.

3. Đất chưa sử dụng

Giai đoạn 2021 – 2030 diện tích đất chưa sử dụng giảm 15,22 ha chuyển từ đất chưa sử dụng sang đất ở 0,006 ha; chuyển sang đất cụm công nghiệp 0,005ha, chuyển sang đất lúa cá 15,21 ha.

4. Đất ở nông thôn

Giai đoạn 2021 – 2030 diện tích đất ở nông thôn tăng 12,6 ha lên 41,29 ha vào năm 2030. Trong đó: đất nông nghiệp chuyển sang là 12,59 ha; đất phi nông nghiệp (đất giao thông) là 0,006 ha và đất bằng chưa sử dụng 0,006 ha.

Bảng 5: Biến động sử dụng đất xã Tượng Lĩnh giai đoạn 2021 – 2030

TT

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2030

Biến động tăng (+) giảm (-)

Tổng diện tích đất tự nhiên

855,71

855,71

0

1

Đất nông nghiệp

NNP

616,63

606,15

-10,48

1.1

Đất lúa

LUA

390,85

386,39

-4,46

1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

0

1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

15

9,11

-5,89

1.4

Đất trồng cây lâu năm

CLN

66,3

66,3

0

1.5

Đất rừng phòng hộ

RPH

67,97

67,97

0

1.7

Đất rừng sản xuất

RSX

43,53

43,53

0

1.8

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

32,99

32,87

-0,12

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

188,16

213,86

25,7

2.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

28,69

41,29

12,6

2.2

Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp

CTS

0,47

0,47

0

2.3

Đất quốc phòng

CQP

0

2.4

Đất an ninh

CAN

0

2.5

Đất khu, cụm công nghiệp

SKN

12,44

12,44

2.6

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

SKC

2,04

2,04

0

2.7

Đất sản xuất vật liệu xây dựng

SKX

0,06

0,06

2.8

Đất thương mại dịch vụ

TMD

0,07

2,16

2,09

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

0,14

0,14

0

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

18,55

18,47

-0,08

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

23,71

17,13

-6,58

2.13

Đất sông, suối

SON

6,81

6,81

0

2.14

Đất phát triển hạ tầng

DHT

107,68

112,85

5,17

2.15.1

Đất giao thông

DGT

79,81

83,6

3,79

2.15.2

Đất thuỷ lợi

DTL

20,06

20,37

0,31

2.15.3

Đất công trình năng lượng

DNL

0,15

0,15

0

2.15.4

Đất bưu chính viễn thông

DBV

0,03

0,03

0

2.15.5

Đất cơ sở văn hóa

DVH

2,25

2,19

-0,06

2.15.6

Đất cơ sở y tế

DYT

0,29

0,29

0

2.15.7

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

2,16

2,23

0,07

2.15.8

Đất cơ sở thể dục - thể thao

DTT

2,94

3,99

1,05

3

Đất chưa sử dụng

CSD

50,92

35,7

-15,22

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

25,26

10,04

-15,22

3.2

Núi đá không có rừng cây

NCS

25,66

25,66

0

III. QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP

1. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp

1.1.Trồng trọt

a) Đối với cây lúa

Năm 2030 tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 640 ha năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha, sản lượng đạt 4.160 tấn/năm. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nhu cầu tiêu dùng trong xã; đồng thời tạo ra một lượng sản phẩm hàng hoá có chất lượng, hiệu quả cao nhằm cung cấp cho thị trường ở các vùng lân cận.

b) Đối với cây rau và cây dược liệu:

Đến năm 2030, diện tích trồng rau và cây dược liệu tăng thêm là 8,97 ha so với năm 2021. Diện tích tăng thêm tập trung chủ yếu tại thôn Nhuyễn Phú Lâm

Đến năm 2030, tổng sản lượng đạt 527 tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trên địa bàn

c) Phát triển dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm

1.2. Chăn nuôi

a) Định hướng phát triển chăn nuôi

b) Điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi

Đàn gia súc: quy hoạch đến năm 2030 đàn gia súc sẽ tăng khoảng 25-30% lên 1.900 con chủ yếu là đàn lợn.

+ Hướng bố trí chăn nuôi: Chủ yếu chăn nuôi theo hình thức gia trại tại hộ gia đình theo hướng phát triển chăn nuôi lợn lai, lợn ngoại với tỷ lệ nạc cao.; kết hợp phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại tổng hợp theo hướng lợn – gia cầm

Đàn gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm tại tất cả các thôn trong xã. Áp dụng biện pháp nuôi thâm canh tập trung, phát triển đàn gà lông màu, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi gia cầm.

+ Bố trí sản xuất: dự kiến mở rộng quy mô cả về số lượng và chất lượng đàn trong đó gà, vịt là vật nuôi chủ lực, chăn nuôi ngan duy trì với số lượng ít phù hợp với điều kiện tự nhiên. Đến năm 2030 tổng đàn đạt 89 nghìn con tăng 42 nghìn con so với năm 2020, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2020-2030 đạt 7,4%/năm;

+ Hướng bố trí vùng chăn nuôi tập trung: Phát triển tại các hộ gia đình, chăn nuôi trang trại tổng hợp lợn – gia cầm; lúa – cá – gia cầm;

c) Trang trại sinh thái lúa –cá kết hợp không chuyển đổi mục đích sử dụng đất

STT

Theo quy hoạch đến năm 2030

Vị trí

Diện tích

(ha)

1

Đồng Ngang thôn Vĩnh Quang

29,08

2

Đồng Ngoài Cò thôn Vĩnh Quang

18,25

Tổng

47,33

d) Trang trại sinh thái lúa - cá có chuyển mục đích sử dụng đất

STT

Số tờ

Diện tích quy hoạch (ha)

Lấy vào đất

Vị trí

1

9,10

3,24

BHK

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

2

14,15

2,61

BHK

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

3

9,10

5,19

BCS

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

4

13,14,15

10,01

BCS

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

5

9,10

1,34

MNC

Đồng Ngang, Vĩnh Quang

6

13,14

5,24

MNC

Ngoài Cò, Vĩnh Quang

Tổng

27,63

Quy hoạch phát triển trang trại, gia trại lúa - cá kết hợp mở rộng đến năm 2030 là 74,96 ha; vị trí tại Đồng Ngang và Đồng Ngoài Cò thôn Vĩnh Quang.

Như vậy, đến năm 2030 diện tích trang trại được mở rộng là 74,96 ha so với năm 2020.

2. Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp

Tiếp tục duy trì và phát triển diện tích rừng hiện có. Giai đoạn 2021 -2030 giữ ổn định diện tích đất lâm nghiệp tại địa phương.

3. Điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất thủy sản

Đến năm 2030 diện tích đất nuôi trồng thủy sản còn 32,87 ha giảm 0,12 ha so với năm 2020, trong đó:

- Chuyển sang đất ở 0,07 ha;

- Chuyển sang đất giao thông 0,05 ha tại Cồn Chuối thôn Nga Long.

Nuôi thủy sản kết hợp: Tiếp tục chuyển đổi diện tích ruộng trũng năng suất thấp sang nuôi thủy sản với mô hình trang trại tổng hợp. Xác định việc mở rộng quy mô diện tích nuôi thủy sản ruộng trũng là mục tiêu quan trọng của việc tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng trong những năm tới. Đến năm 2030 có 74,96 ha diện tích lúa cá được phát triển trên đất lúa theo kiểu lúa cá kết hợp.

- Giải pháp phát triển, tiêu thụ sản phẩm

+ Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; hình thành các kênh phân phối hàng thủy sản từ người sản xuất, doanh nghiệp đến các chợ, siêu thị;

+ Nâng cao năng lực của lực lượng khuyến nông địa phương, thực hành tập huấn cho người dân về kỹ thuật về cách chọn giống, chăm sóc và phòng trừ bệnh cho thủy sản.

+ Giữ gìn và đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi, không làm ôi nhiễm môi trường nước.

+ Xây dựng mối liên kết giữa Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, các hợp tác xã cùng và doanh nghiệp cùng phối hợp trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Nhận rộng các mô hình nuôi thủy sản kết hợp với gia cầm để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

IV. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Hệ thống giao thông

Trong giai đoạn 2021 – 2030 bố trí quy hoạch mở rộng đường giao thông và xây dựng đường giao thông tại các khu dân cư mới tăng thêm 3.84 ha được lấy từ đất nông nghiệp, đất thủy lợi và đất thể thao. Cụ thể:

LUC:

3,59 ha

BHK:

0,003 ha

NTS:

0,046 ha

DTL:

0,17 ha

DTT:

0,03 ha

Đồng thời giảm diện tích đất giao thông 0,053 ha do chuyển đổi sang đất ở 0,006 ha và đất giáo dục 0,047 ha;

Như vậy đến năm 2030 diện tích đất giao thông tăng 3,79 ha so với năm 2021.

2. Hệ thống thủy lợi

- Nhìn chung hệ thống kênh mương của xã đã được nâng cấp cải tạo và xây mới khá kiên cố, trên 70% số kênh mương được cứng hóa và đạt chuẩn NTM. Vì vậy trong thời gian tới, xã cần tiếp tục duy trì bảo dưỡng hệ thống kênh mương và trạm bơm, kết hợp với nạo vét lòng mương, kênh đảm bảo tiêu thoát nước hiệu quả.

- Đối với đập Đồng Viễn hiện đã cũ và xuống cấp vì vậy trong thời gian tới cần được chú trọng đầu tư, nâng cấp để đảm bảo giữ nước khi mùa lũ đến.

- Quy hoạch đến năm 2030 mở rộng diện tích thủy lợi lên 0,49 ha tại 4 thôn Nga Long, Nhuyễn Phú Lâm, Thọ Long và Vĩnh Quang được lấy từ:

Đất lúa: 0,48 ha

Đất bằng trồng cây hàng năm: 0,006 ha

Đất bằng chưa sử dụng: 0,003

- Đồng thời nhằm phục vụ cho việc mở rộng tuyến đường giao thông nên một phần diện tích đất thủy lợi được chuyển sang đất giao thông cụ thể: chuyển 0,17 ha đất thủy lợi tại thôn Nhuyễn Phú Lâm sang đất giao thông.

Như vậy đến năm 2030 diện tích đất thủy lợi tăng thêm là 0,32 ha so với năm 2020.

3. Hệ thống điện

* Điều chỉnh quy hoạch hệ thống cấp điện xã Tượng Lĩnh

- Dự kiến nhu cầu điện sinh hoạt đến năm 2030

- Quy mô dân số đến năm 2030 là 5.165 khẩu.

- Tiêu chuẩn cấp điện: 150 W/người.

- Công suất tính toán điện sinh hoạt:

Psh­­­ ­­­­­tt = 150 x 5.165 khẩu = 774,75 Kw

- Hệ thống công suất trung bình lấy 0,85.

+ Công suất tính toán cho phần sinh hoạt:

Ssh­­­ ­­­­­tt = 774,75/0,85 = 911,47 Kw

+ Điện năng cung cấp cho các nhu cầu khác: tưới tiêu, chiếu sáng, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tạm tính bằng 40% điện sinh hoạt:

Skhác­­­ ­­­­­tt = 911,47 x 0,4 = 364,6 Kw

+ Điện năng cung cấp cho cụm công nghiệp tượng lĩnh với quy mô 8,12 ha: 8,12 x140 = 1.136 Kw

- Tổng công suất cần thiết là:

S = 911,47 + 364,6 + 1.136 = 2.412,87 Kw

4. Hệ thống cấp nước

4.1. Yêu cầu và tiêu chuẩn áp dụng

4.2. Điều chỉnh quy hoạch hệ thống cấp nước

- Nhu cầu nước của Tượng Lĩnh

Bao gồm nước sạch cho sinh hoạt, nước sạch cho chăn nuôi, cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn trên địa bàn xã.

Bảng 6: Tính toán sơ bộ nhu cầu nước sạch xã Tượng Lĩnh đến năm 2030

Đối tư­ợng dùng nước

Năm 2030

Quy mô

Tiêu chuẩn (lít/ng/ngày)

Nhu cầu Q (m3/ngày)

1. Nước sinh hoạt

5.165

60

309,9

2. Nước DV công cộng=10%NSH

30,99

3. Nước sản xuất

102,27

Chăn nuôi = 25% NSH

77,48

TTCN = 8% NSH

24,79

4. Nước cho cụm công nghiệp=20m3/ha/ngày đêm

8.12

162,4

Tổng cộng:

605,56

- Nguồn nước:

Trong thời gian tới với việc xây dựng nhà máy nước sạch Thăng Thọ, Tượng Lĩnh sẽ lấy nước sạch từ Nhà máy nước này qua xã Thăng Bình để cung cấp cho người dân thông qua hệ thống đường ống dẫn theo trục đường giao thông hiện trạng và trục đường quy hoạch đất ở tại các khu dân cư mới.

5. Thoát nước thải, vệ sinh môi trường

Quy hoạch hệ thống thoát nước

Nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư của xã Tượng Lĩnh sau khi xử lý sẽ được theo các mương dẫn nước thải đổ ra hệ thống tiêu thoát nước chung của xã.

Mương rãnh dẫn nước thải thường được thiết kế chạy dọc theo đường giao thông, kết hợp cả tiêu thoát nước thải và tiêu thoát nước mưa.

Phương án thoát nước: Với các điểm dân cư tập trung cần xây hệ thống mương nắp đan thu nước sau đó dẫn ra các kênh tiêu và đổ ra kênh thoát, còn các điểm dân cư thưa thớt thiếu tập trung trước mắt vẫn sử dụng phương pháp thẩm thấu có biện pháp xử lý triệt để đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

6. Quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

6.1. Quản lý chất thải rắn

6.2. Nghĩa trang

* Yêu cầu điều chỉnh quy hoạch nghĩa trang

* Điều chỉnh quy hoạch nghĩa trang

Đến năm 2030 diện tích đất nghĩa trang là 19,98 ha giảm 0,08 ha so với năm 2020 do chuyển sang đất cụm công nghiệp tại xứ đồng Mặt Nạy, thôn Nga Long.

V. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

1. Hiện trạng điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội

1.1. Hiện trạng môi trường tự nhiên

Như đã phân tích trong phần thực trạng cảnh quan môi trường trên địa bàn xã Tượng Lĩnh nhìn chung được đánh giá là xanh – sạch – đẹp; mỗi người dân đều có ý thức trong việc trồng cây xanh tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sống xung quanh; chất lượng nguồn nước, không khí vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên đối với việc quy hoạch đến năm 2030 diện tích đất ở mới được quy hoạch tăng thêm 12,48 ha cùng với việc xây dựng cụm công nghiệp Tượng Lĩnh trên địa bàn xã là 8,12 ha chủ yếu lấy từ đất lúa sẽ làm thay đổi đáng kể hiện trạng về môi trường của xã.

1.2. Đánh giá tác động môi trường

- Trong thời gian tới, các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ tăng nhanh nên lượng chất thải từ sản xuất do đó mà cũng tăng lên, rất dễ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đặc biệt chú ý đến làng nghề, cụm công nghiệp Tượng Lĩnh, các nhà máy may và các trai trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do đó cần có những giải pháp quản lý, ngăn chặn và phòng ngừa hữu hiệu, triệt để nhằm đáp ứng nhu cầu vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường xanh - sạch - đẹp phục vụ du lịch sinh thái, giử gìn bản sắc dân tộc, đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng dân cư.

1.2.1. Môi trường không khí

Bao gồm bụi, khí và tiếng ồn từ các hoạt động san lấp mặt bằng để xây dựng công trình công cộng đường giao thông, xây dựng các khu dân cư mới và phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng cho cụm công nghiệp; từ các phương tiện giao thông chở vật liệu xây dựng; các phương tiện đi lại quá tải do lực lượng lao động đổ về các nhà máy may, cụm công nghiệp ngày càng lớn.

1.2.2. Môi trường nước

- lượng lao động đổ về đông hơn, các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng nước tăng do đó nếu không được sử dụng hợp lý sẽ làm suy giảm nguồn nước.

- Đi cùng với việc dân số tăng, hoạt động sản xuất phát triển với các ngành nghề may mặc, làng nghề, cụm công nghiệp dẫn đến việc lượng nước thải ra môi trường lớn hơn. Do vậy nếu không được giám sát chặt chẽ sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.

1.2.3. Môi trường đất và cảnh quan

Việc san ủi đất phục vụ xây dựng các khu dân cư mới và cụm công nghiệp làm thay đổi chế độ chảy của nước mặt, do đó sẽ làm ảnh hưởng tới lớp đất trồng trọt và canh tác xung quanh đó nếu như các giải pháp về thoát nước không được tính kỹ càng.

Đối với cụm công nghiệp nước thải từ khu vực đang thi công có thể làm giảm chất lượng đất xung quanh, gây ảnh hưởng đến trồng trọt của người dân.

Tuy nhiên việc xây dựng khu dân cư mới, hệ thống đường giao thông cũng như cụm công nghiệp cũng sẽ góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống cho người nông dân.

2. Các giải pháp khắc phục

- Các cơ sở sản xuất chế biến công nghiệp phải được xử lý trong hàng rào theo quy chuẩn trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

- Về nguồn thải bao gồm nước thải, chất thải phải được giám sát chặt chẽ, thu gom triệt để, xử lý đúng theo quy trình của nhà nước trước khi thải ra môi trường.

- Chăn nuôi nhỏ lẻ trong các khu dân cư dần được chuyển thành các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư để thuận lợi cho thu gom và xử lý nguồn thải trước khi thải ra môi trường.

- Yêu cầu các cơ sở làng nghề, các công ty may mặc, hộ sản xuất kinh doanh, chăn nuôi gia súc phải viết cam kết bảo đảm vệ sinh môi trường đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm;

- Đối với lượng phương tiện chở nguyên vật liệu phục vụ quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại cụm công nghiệp Tượng Lĩnh cần yêu cầu ban quản lý giám sát các xe chở đảm bảo được bao chắn, phủ bạt kỹ càng tránh rơi đất đá trên đường di chuyển.

- Cách ly khu xây dựng cụm công nghiệp với các khu vực khác bằng hàng rào bạt; bố trí các dải cây xanh để giảm thiểu sự lan tỏa của bụi, tiếng ồn và khí thải.

- Làm ẩm khu vực xây dựng bằng cách thường xuyên phun nước nhằm lượng bụi bị cuốn theo gió và phân tán trong khu vực.

- Xây dựng hệ thống thoát nước một cách phù hợp; kết hợp trồng cây xanh quanh các khu vực xây dựng nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đồng thời hạn chế lượng khói bụi, tiếng ồn.

VI. DỰ KIẾN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Bảng 7: Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư

Số TT

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI

Quy mô đầu tư (ha)

Thời gian đầu tư

1

Mở rộng khuôn viên trường mầm non

0,07

2020-2025

2

Mở rộng sân vận động của xã

1,05

2020-2025

3

Mở rộng nâng cấp đường giao thông xã và khu dân cư mới

3,84

2020-2025

4

Mở rộng nâng cấp hệ thống thủy lợi, cải tạo nâng cấp đập Đồng Vễn

0,49

2020-2025

5

Bổ sung hệ thống đường ống nước sạch

2020-2025

6

Hỗ trợ phát triển mô hình lúa cá

77,6

2020-2030

7

Hỗ trợ phát triển vùng rau an toàn, cây dược liệu

8,97

2020-2030

8

Làm mới hệ thống điện của khu dân cư mới

2020 -2025

2. Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện

Giai đoạn 2020 – 2030 tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án dự kiến đạt 23,81 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách nhà nước (vốn của huyện, xã) là 15,2 tỷ đồng chiếm 63,84% và vốn huy động xã hội hóa là 8,61 tỷ đồng chiếm 36,16%.

Các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu là về hệ thống cơ sở hạ tầng, nước sạch và hệ thống điện cho người dân và một số dự án về phát triển một số ngành nghề nông nghiệp có thế mạnh của địa phương.

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền, đề cao vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng

Nâng cao chất lượng hoạt động, vai trò, mối quan hệ của cá nhân tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền, xác định rõ vai trò của tổ chức trong xây dựng nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Điều chỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của mỗi đoàn thể chính trị theo nhiệm vụ mới cho phù hợp, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất thông suốt của Đảng bộ đối với chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội – ANQP nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.

2. Giải pháp về quản lý đất đai

- Xây dựng đề án giao đất, cho thuê diện tích đất, mặt nước cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để phát triển kinh tế.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, dịch vụ, .. đầu tư vào xã.

- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở yên tâm đầu tư sản xuất.

- Kêu gọi đầu tư các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn.

3. Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất

3.1. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Tăng cường, hộ trợ hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Cần định hướng cho nông dân phát huy thế mạnh về sản xuất, vốn đối ứng và giống cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của địa phương. Trong đó tập trung vào hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm, linh hoạt trong xử lý về điều kiện thời tiết cũng như dịch bệnh, tập trung đầu tư và nhân rộng mô hình có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện địa phương, ít chịu rủi ro của thời tiết, dịch bệnh và triển khai sản xuất đúng thời vụ.

Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. tạo sự liên kết giữa nông dân với nông dân và nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi, phân phối lợi ích hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi sản xuất. Xây dựng xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho người dân.

3.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của hộ gia đình, cá nhân cụ thể:

+ Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ nông-lâm nghiệp. Thường xuyên đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo cho lao động nông thôn, xây dựng các chương trình dạy nghề nông nghiệp tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế nông nghiệp, nông thôn của địa phương.

+ Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các hộ nông dân, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Đào tạo bằng nhiều hình thức như mở lớp tại địa phương, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật…với sự tổ chức hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn như Phòng kinh tế, Hội Nông dân, trung tâm khuyến nông…

+ Tăng cường dạy nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động.

- Chú trọng đến đào tạo chất lượng, áp dụng vào thực tiễn ngay trên đồng ruộng và trong quá trình sản xuất, không chạy theo số lượng.

Ngoài ra để đảm bảo việc thực hiện quy hoạch mang lại hiệu quả và tiết kiệm cần đội ngũ lãnh đạo có năng lực, trách nhiệm cao vì vậy cần tăng cường bổ sung kiến thức kỹ thuật cho cán bộ chính quyền địa phương.

4. Giải pháp về thu hút đầu tư

- Thu hút nguồn lực từ bên ngoài

+ Tăng cường huy động nguồn vốn doanh nghiệp cần có các biện pháp tháo gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt liên quan đến các điểm nghẽn về đầu vào (mặt bằng sản xuất, nhân lực, nguyên nhiên vật liệu và năng lượng, khoa học công nghệ, chính sách thuế…) và đầu ra của sản xuất (thị trường tiêu thụ, vận chuyển hàng hóa, thủ tục hành chính, thương hiệu và bảo vệ quyền sáng chế…). Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nhà ở… nhằm thu hút nguồn lực vào đầu tư phát triển. Tuyên truyền vận động biểu dương khen thưởng các điển hình trong dân cư thực hành tiết kiệm, bỏ vốn sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải xã hội, làm giàu cho bản thân và gia đình. Đồng thời có biện pháp hỗ trợ về phương hướng sản xuất, kỹ thuật, thị trường,… để người dân đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

+ Tăng cường huy động vốn của người dân xa quê: Chính quyền cơ sở, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã nên có sự kết nối kêu gọi lòng hảo tâm của con em xa quê, hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho địa phương, đóng góp sức mình vào việc thay đổi bộ mặt của quê hương. Bên cạnh đó, cũng cần kêu gọi sự ủng hộ sức người, sức của trong đông đảo quần chúng nhân dân đang công tác, sinh sống địa phương, đặc biệt những người có điều kiện kinh tế, nhiệt tình muốn đóng góp cho sự nghiệp xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh.

- Phát triển nội lực bên trong: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của xã, huyện; khuyến khích tiết kiệm trong tiêu dùng dành cho đầu tư phát triển. Rà soát, quản lý chặt chẽ việc thực hiện định mức, chế độ chi tiêu; đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mục đích có hiệu quả; tiết kiệm chi hành chính; tăng cường ngân sách cho đầu tư phát triển

5. Giải pháp về thông tin tuyên truyền

Tăng cường tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Từ đó huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân tham gia giữ gìn, duy trì và phát huy, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đạt được, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo

Thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, chú trọng hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân,…

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên là quần chúng nhân dân về mục đích, nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện quy hoạch.

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực tiễn, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng phối hợp tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, đặc biệt đối với các thôn, xã; tăng cường thời lượng phản ánh tin, bài viết về hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới của các tổ chức, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả và những mô hình, điển hình tiên tiến; Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình của xã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ đạo nhân rộng. Kịp thời biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa với việc biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới và tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các xã trong huyện và trên toàn tỉnh.

VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Việc Quy hoạch sử dụng đất xã Tượng Lĩnh ý có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế chung của địa phương, là tiền đề để xây dựng một nông thôn mới theo hướng CNH – HĐH, có một nền sản xuất hàng hóa bền vững. Nhằm từng bước đưa xã Tượng Lĩnh trở thành một xã trọng điểm của huyện Nông Cống về phát triển công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp hàng hóa đặc biệt là sản phẩm rau an toàn.

Việc QHSD đất của xã sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM phát triển bền vững, tạo điều kiện sớm triển khai các quy hoạch trên thực tế phù hợp hơn, phát huy hết thế mạnh tiềm năng của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đảm bảo đem lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân nông thôn

Sản phẩm hoàn thành sẽ là căn cứ quan trọng, là kim chỉ nam cho lãnh đạo và nhân dân trong xã cùng nhau phấn đấu từng bước để đạt được những mục tiêu mà quy hoạch đã đề ra.

Việc quy hoạch được thông qua cũng là cơ sở để các cơ quan ban ngành trong huyện, tỉnh làm căn cứ để chỉ đạo, và xây dựng các trương trình phát triển kinh tế cho xã Tượng Lĩnh nói riêng và toàn huyện Nông Cống nói chung.

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG LĨNH